Ích lợi của tập yoga với việc phục hồi đốt sống

Yoga giờ đây đã trở thành một trong những bộ môn không chỉ giúp cho chị em phụ nữ cải thiện sức khỏe, chống lại quá trình lão hóa và mang lại vẻ đẹp tuổi thanh xuân, mà còn được nhiều người biết đến như một hình thức, một phương pháp trị liệu mới. Những bài tập yoga có ảnh hưởng rất tốt đến xương, khớp, đặc biệt là các đốt sống của chúng ta. Bạn có muốn biết những lợi ích mà tập yoga giúp phục hồi đốt sống hay không?

1. Những điều cần biết về đốt sống trước khi tập yoga

Cột sống là một trong những phần xương vô cùng quan trọng của cơ thể con người. Do cách sinh hoạt hằng ngày, mà giờ đây số lượng người mắc các bệnh về cột sống ngày càng tăng cao. Cột sống của chúng ta gồm 7 đốt và được kí hiệu từ S 1 đến S 7, phần giữa các đốt sống với nhau chính là các đĩa đệm. Và mỗi đĩa đệm được cấu tạo bên ngoài gồm các bao sụn và trong là dịch nhầy. Quanh các đốt sống có dây chằng và cơ gân bám vào đó. Đốt sống cổ được biết đến là bộ phận chính để liên kế các đốt sống lại với nhau.

đốt sống lưng

Một khi những đĩa đệm của chúng ta bị tổn thương, bệnh thoái vị đĩa đệm sẽ xuất hiện, và chủ yếu ở độ tuổi trên 40. Bệnh thường gây ra cho chúng ta những cơn đau cấp tính, mãn tính, gây khó khăn cho việc di chuyển, làm việc, nhất là với những ai thường xuyên ngồi máy tính lâu dài. Khi mắc bệnh, cơ thể chúng ta mệt mỏi, tinh thần dễ bị suy nhược, và nếu để lâu, bệnh nặng, nguy cơ tàn phế sẽ là không tránh khỏi. Do đó, hãy tập luyện yoga ngay từ hôm nay để có được sự bảo vệ tốt nhất cho xương, đốt sống và đĩa đệm nhé.

2. Những bài tập yoga giúp phục hồi đốt sống

Động tác chào mặt trời trong tập yoga:

Chuỗi tư thế này không quá khó và có nhiều biến thể, phù hợp với tất cả mọi người. Việc thực hiện các tư thế khác nhau trong chuỗi sẽ cải thiện lưu thông máu, thanh lọc máu và tăng cường thể chất. Phổi, hệ tiêu hóa, cũng như cơ bắp và khớp cũng sẽ được hưởng lợi từ việc thực hành chuỗi tư thế. Thực hành này cũng làm tăng năng lượng quan trọng của prana trong cơ thể bạn, giúp loại bỏ tắc nghẽn năng lượng di chuyển.

động tác chào mặt trời

Hai chân đứng sát vào nhau, đầu và người giữ thẳng, hai tay buông xuối, từ từ hít vào và ép tay vào ngực, sau đó thở ra thật chậm và sâu. Tiếp tục hít vào và tay cùng đầu ngả dần và phía sau rồi thở ra và cúi người, hai tay chạm đất, giữ đầu gối thẳng, hai chân đưa ra phía sau, ngửa cổ và nín thở, đưa chân trái ra sau, ngửa ngực xuống

Tư thế vặn mình trong tập yoga

Tư thế biến thể vặn mình được đặt theo tên của nhà hành giả Matsyendranath. Đây là tư thế vặn xoắn ngồi, là một trong 12 tư thế cơ bản được sử dụng trong các buổi tập Hatha Yoga. Cũng như các tư thế Yoga khác, bạn nên thực hành tư thế này sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa hết và cung cấp năng lượng cho bạn trong suốt buổi tập.

tư thế vặn mình

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng, 2 chân duỗi ra, 2 bàn chân đặt cạnh nhau. Đảm bảo lưng thẳng. Gập chân trái của bạn sao cho gót chân trái đặt cạnh hông phải. Sau đó, đặt bàn chân phải bên cạnh đầu gối trái.
Xoay eo, cổ và vai về phía bên phải và hướng ánh mắt qua vai phải. đảm bảo giữ thẳng cột sống. Có nhiều cách bạn có thể đặt cánh tay của mình để tăng hoặc giảm độ căng. Để đơn giản, bạn có thể đặt tay phải phía sau lưng, còn tay trái đặt trên đầu gối phải. Giữ tư thế tầm 30-60s, thở đều, chậm nhưng sâu. Thở ra và thả tay trái ra, rồi xoay eo, ngực và cổ lại vị trí trung tâm. Thư giãn. Lặp lại với bên đối diện. Sau đó thở ra và trở lại vị trí ban đầu.

Tư thế rắn hổ mang trong tập yoga:

Rắn hổ mang là một tư thế yoga cơ bản có thể cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể và mang lại sự hỗ trợ lớn trong việc điều chỉnh sự mất thăng bằng. Mặc dù được xem là nền tảng của hầu hết các bài tập yoga nhưng theo chia sẻ của phần lớn yogi, tư thế rắn hổ mang tương đối khó với người mới tập và bạn có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để thành thạo tư thế này.

Đây là tư thế giúp giảm đau lưng, cổ và bụng, giảm căng thẳng và lo âu, thậm chí còn có thể mang lại sự hỗ trợ lớn trong việc điều trị trầm cảm. Dưới đây là 5 tác dụng quan trọng nhất mà tư thế rắn hổ mang mang lại cho cơ thể. Tư thế ngửa người ra sau có kiểm soát trong động tác rắn hổ mang có thể giúp kéo căng cơ thể và khiến cột sống phải hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó, sức mạnh và sức khỏe của cột sống sẽ được cải thiện.

tư thế rắn hổ mang

Cách thực hiện:

– Nằm sấp trên thảm. Duỗi 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm sàn. Hai tay thả lỏng, đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay sát cơ thể.

– Chống 2 tay lên thảm, 2 tay đặt ngay dưới ngực. Dùng lực ấn đùi và hông sát sàn. Sau đó, sử dụng lực từ bàn tay từ từ nâng phần thân trên lên.

– Tiếp tục dùng lực đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể được kéo căng. Kéo vai ngược về sau và giữ hông thật chặt. Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 – 30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức lực của bạn.

Những bài tập yoga này giúp cho các cơ, dây chẳng ở phần lưng hoạt động linh hoạt, các đốt sống và đĩa đệm mềm mại, dẻo dai, từ đó mà có khả năng ngăn ngừa căn bệnh thoái vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống dễ dàng.

Hãy tập luyện yoga một cách khoa học, thường xuyên để bạn có được cơ thể đẹp nhất nhé. Đặc biệt là chỉ cần sau 3 tuần tập, bạn sẽ thấy những cơn đau xương khớp ở đốt sống, vùng xương cụt,… cũng sẽ giảm thiểu một cách đáng kể.

Nếu bạn cần mua thảm yoga và các dụng cụ tập yoga thì hãy tham khảo các sản phẩm tại Thể Thao Minh Phú. Với kinh nghiệm trên 10 năm kinh doanh. Thể thao Minh Phú là đơn vị chuyên cung cấp các dòng xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ điện, máy tập thể hình, dụng cụ thể thao, dụng cụ yoga… chất lượng tốt nhất, giá cả rẻ nhất thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *